Mô hình SWOT là gì? Phân tích SWOT cá nhân có thực sự cần thiết? – GOBRANDING

Ngoài những lợi ích vượt trội mang lại trong việc tạo lập mô hình kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, mô hình SWOT còn có thể mang lại những tác dụng tương tự đối với việc định hướng, theo đuổi nghề nghiệp của mỗi cá nhân hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình SWOT cũng như cách thức áp dụng mô hình SWOT cho cá nhân!

Tìm hiểu về mô hình SWOT

Được ra đời từ những năm của thập niên 60 – 70, mô hình SWOT là một trong những mô hình kinh điển được ứng dụng trong quá trình tạo lập mô hình kinh doanh. Thông qua việc nhìn nhận các điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá các cơ hội, nhận biết rủi ro hiện tại, SWOT giúp doanh nghiệp phân tích, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, marketing hiệu quả. Đồng thời, đây cũng chính là chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu, đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển, đường lối lâu dài.

Đối với các cá nhân, mô hình SWOT giúp phát triển bản thân, khai thác tối đa các tài năng cũng như nắm bắt cơ hội hiệu quả, kịp thời.

Mô hình SWOT gồm 4 thành tố: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
Mô hình SWOT gồm 4 thành tố: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng ma trận gồm 2 cột, 2 hàng và chia thành 4 phần. Tương ứng với 4 phần này là 4 thành tố của mô hình, bao gồm:

S – Strengths (Điểm mạnh).

W – Weaknesses (Điểm yếu).

O – Opportunities (Cơ hội).

T – Threats (Thách thức).

Trong đó, điểm yếu và điểm mạnh được xem là hai yếu tố xuất phát từ bên trong, liên quan đến các hoạt động, đặc điểm riêng của đối tượng cần phân tích. Còn thách thức và cơ hội là hai tác động từ bên ngoài. 

Ví dụ, chúng ta lấy đối tượng áp dụng mô hình SWOT là doanh nghiệp, khi đó:

+ Điểm mạnh, điểm yếu: Thương hiệu, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động,… của doanh nghiệp.

+ Cơ hội, thách thức: Thị trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng,…

Tại sao mỗi người cần phải phân tích mô hình swot cho bản thân mình?

Về cơ bản, phân tích SWOT là hoạt động phân tích 4 thành tố của mô hình SWOT, giúp doanh nghiệp, cá nhân xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho mình.

Đối với doanh nghiệp, việc phân tích SWOT mang ý nghĩa quan trọng và thường được thực hiện hàng năm nhằm nhìn nhận, đánh giá lại năng lực, tình hình kinh doanh, phát triển của công ty sau một năm hoạt động, từ đó xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển cho những năm tiếp theo. 

Không chỉ doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng cần áp dụng mô hình SWOT
Không chỉ doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng cần áp dụng mô hình SWOT

Vậy đối với cá nhân, việc phân tích này có cần thiết và quan trọng? Câu trả lời là có! 

Tuy phân tích SWOT cá nhân chưa phổ biến, thường bị bỏ qua nhưng đây lại là phương pháp khá hiệu quả trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân, góp phần giúp đưa ra được những quyết định đúng đắn, xây dựng kế hoạch, hướng đi phù hợp trong trong mỗi giai đoạn, mục tiêu khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cuối cùng cao nhất. 

Ví dụ: Nhiều bạn học trong thời gian học cấp 3 thường áp dụng mô hình SWOT để tự nhìn nhận, đánh giá bản thân và đưa ra định hướng về ngành học, hướng đi trong tương lai.  

Hướng dẫn cách phân tích SWOT bản thân hiệu quả?

Để thực hiện phân tích SWOT bản thân, trước tiên bạn cần xác định mục tiêu mình muốn đạt được là gì, bạn muốn xác định, định hướng ngành học, nghề nghiệp hay muốn đưa ra được chiến lược, kế hoạch theo đuổi, phát triển trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình chọn?  

Tiếp đến, bạn dựa trên mục tiêu đặt ra để tiến hành phân tích một cách chi tiết 4 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân. 

Đâu là cách phân tích SWOT bản thân hiệu quả?
Đâu là cách phân tích SWOT bản thân hiệu quả?

Hãy đánh giá, phân tích một cách thành thật vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kết quả phân tích có mang lại hiệu quả hay không. 

Hơn nữa, có thể nhìn nhận thêm về bản thân qua góc nhìn từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người ngoài cuộc để có được một kết quả khách quan. Đặc biệt là trong quá trình định hướng hoặc lên kế hoạch, chiến lược theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

Thông qua việc trả lời những câu hỏi đúng, cụ thể, bạn có thể xác định mô hình SWOT cho bản thân mình:

Điểm mạnh

Được ví như là tài sản giá trị của bản thân, điểm mạnh là những phẩm chất, tài năng riêng của bản thân, có tác dụng hỗ trợ bạn trong việc hoàn thiện bản thân cũng như tạo dựng cho mình lợi thế cạnh tranh. 

Điểm mạnh là những phẩm chất, tài năng nổi bật của bản thân
Điểm mạnh là những phẩm chất, tài năng nổi bật của bản thân

Khi phân tích SWOT cá nhân, bạn nên sử dụng giấy bút, liệt kê cẩn thận những kỹ năng, phẩm chất nổi bật của bản thân theo những câu hỏi như: 

  • Bạn có thể làm tốt nhất những việc gì?
  • Những điểm mà bạn tốt hơn so với người khác là gì?
  • Bạn đang sở hữu những kỹ năng đặc biệt nào? 
  • Bạn có tài năng bẩm sinh gì? 
  • Những phẩm chất nào khiến bạn được ngưỡng mộ trong mắt người khác?
  • Chuyên môn thế mạnh mà bạn đang có?
  • Bạn đã đạt được những thành tựu gì, thành tựu nào trong số đó khiến bạn tự hào? 
  • …  

Điểm yếu

Ngược lại với điểm mạnh, điểm yếu được ví như một khoản nợ bạn phải trả, đây là những đặc điểm bạn có thể thay đổi, cải thiện được, biến suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực, hỗ trợ cho quá trình định hướng, xây dựng kế hoạch theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. 

Một số câu hỏi bạn có thể xem xét để đánh giá điểm yếu của mình:

  • Bạn đang làm chưa tốt những việc gì?
  • Những thói quen xấu nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân?
  • Hiện tại có những lĩnh vực nào mà bạn cần cải thiện?
  • Mọi người có những đánh giá tiêu cực nào về bạn?
  • Lý do bạn thường bị chậm trễ, trì hoãn công việc? 
  • Những nỗi sợ trong công việc của bạn?

Cơ hội 

Cơ hội là những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như xu hướng thị trường, ngành nghề, sự ra đời và phát triển của công nghệ, những thay đổi về chính sách, môi trường xã hội,… Những nhân tố này phù hợp và có tác động tích cực tới quá trình định hướng, theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của bạn. 

Cơ hội là những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như xu hướng thị trường, ngành nghề, sự phát triển công nghệ,...
Cơ hội là những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như xu hướng thị trường, ngành nghề, sự phát triển công nghệ,…

Tùy vào các mục tiêu cụ thể bạn đặt ra ban đầu cho việc phân tích mà những cơ hội này sẽ khác nhau, mỗi cá nhân cần biết cách nhận biết đúng đắn để nắm bắt kịp thời. 

Những câu hỏi được đặt ra khi phân tích yếu tố cơ hội trong mô hình SWOT cá nhân với mục đích định hướng, theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp:

  • Trên thị trường hiện đang phát triển những ngành nghề nào?  
  • Sự phát triển của những công nghệ mới có thể giúp ích gì cho định hướng hoặc mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi?
  • Tiềm năng phát triển của bản thân bạn trong ngành?
  • Bạn có thể tận dụng được những yếu tố nào để tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ?

Thách thức

Yếu tố thách thức trong mô hình SWOT khi áp dụng cho cá nhân là những yếu tố tác động bên ngoài mà bạn không thể thay thế hoặc ảnh hưởng được, ví dụ như suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh,… 

Song, đối với những mối đe dọa này chúng ta không phải không có cách giải quyết. Bằng cách xem xét, nhìn nhận tình hình hiện tại một cách cẩn thận, bạn có thể phần nào đánh giá được các vấn đề trong tương lai, lường trước những mối đe dọa có thể xảy ra, tạo tiền đề cho những quyết định đúng đắn sau này. Có thể nhìn nhận vấn đề thông qua những câu hỏi sau:

  • Đối với định hướng, ngành nghề đang theo đuổi, bạn có những tiêu chí nào cần cải thiện?
  • Mục tiêu của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
  • Mục tiêu của bạn có thể bị ảnh hưởng, đe dọa từ những thay đổi nào về thị trường?

Tiếp theo cần làm gì để hoàn thiện bản thân?

Khi đã hoàn tất việc phân tích 4 yếu tố trên, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là kết hợp các yếu tố lại với nhau theo từng cặp nhằm xem xét, đánh giá lại thông tin và đưa ra quyết định, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho bản thân. Cụ thể: 

  • Kết hợp cơ hội với điểm mạnh: Dùng điểm mạnh để phát triển, nắm bắt cũng như tối ưu hóa cơ hội.
  • Kết hợp cơ hội với điểm yếu: Đưa ra chiến lược, kế hoạch làm sao để tận dụng cơ hội cải thiện những điểm yếu của bản thân. 
  • Kết hợp thách thức với điểm mạnh: Sử dụng những thế mạnh mà bạn có để hạn chế những rủi ro, thách thức từ bên ngoài. 
  • Kết hợp thách thức với điểm yếu: Tìm cách khắc phục, loại bỏ những điểm yếu của bản thân để tránh các rủi ro, thách thức từ môi trường bên ngoài. 

Có thể thấy, không chỉ đối với doanh nghiệp mà đối với cá nhân, việc áp dụng mô hình SWOT cũng mang ý nghĩa rất quan trọng. Hãy thực hiện bản phân tích một cách thật tập trung, trung thực, kỹ lưỡng và khách quan. Điều này sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn, có thể định hướng tốt cho tương lai, theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả. Việc dám nhìn nhận sẽ giúp bạn thay đổi, trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình của hiện tại! 


Xem thêm các thông tin mới nhất tại: https://tuhocmarketingonline.info/

The post Mô hình SWOT là gì? Phân tích SWOT cá nhân có thực sự cần thiết? – GOBRANDING appeared first on TỰ HỌC MARKETING.



Nguồn:
https://tuhocmarketingonline.info/mo-hinh-swot-la-gi-phan-tich-swot-ca-nhan-co-thuc-su-can-thiet-gobranding/
Xem thêm tại:
https://tuhocmarketingonlineinfo.blogspot.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu

SEO Content là gì? 4 Bước xây dựng kế hoạch Content SEO chi tiết